Nem phùng Đan Phượng, hương vị khó quên (Edaily.vn)

Một lần được thưởng thức nem phùng có mấy ai có thể quên hương vị đặc trưng và tình cảm dạt dào của người Đan Phượng.

Nem Phùng gắn liền với thị trấn Phùng, Đan Phượng (Hà Nội) như một đặc sản đậm hồn quê hương. Cha truyền, con nối qua 3 đời giờ đây, nem Phùng đã nổi tiếng khắp nơi với hương vị rất đặc biệt chẳng nơi nào có.
Những người sành ăn chắc chắn sẽ nhận được đâu mới là nem phùng chính gốc Đan Phượng so với "nem phùng" làm ở nơi khác. Cõ lẽ chỉ ở nem phùng Đan Phượng mới mang đến cho thực khách hương vị vô cùng đặc trưng với cái vị ngọt, béo, giòn của nem hòa lẫn mùi thơm của thính cùng với vị chát chát của lá sung, chua cay của nước chấm.

Quy trình làm nem Phùng trải qua nhiều công đoạn. Thính nem được làm từ loại gạo ngon nhất, ngâm với nước ấm trong vòng 30 phút. Thịt lợn phải tươi có nhiều mỡ, riêng bì lợn phải chọn loại bì trắng, cạo rửa sạch. Sau đó cho thịt và bì lợn luộc vừa chín tới. Gạo cho vào rang đến khi có màu vàng đều như cánh gián. Khâu rang thính là quan trọng nhất vì nó quyết định chất lượng của nem và đòi hỏi phải có bí quyết gia truyền. Gạo rang xong sẽ được giã nhỏ thành bột rồi trộn muối, mì chính, hạt tiêu và đem ủ khoảng 15 phút. Bì lợn được thái nhỏ, thịt mỡ cùng thịt nạc trần qua thái mỏng đem trộn cùng với thính và nêm gia vị .

Khi ăn nem, người ta ăn kèm với lá sung non. Món nem Phùng có thể sử dụng trong các cuộc vui, từ bình dân đến sang trọng. Dù bất cứ hoàn cảnh nào, món nem cũng gây được cảm giác ngon miệng cho người ăn. Những món ăn tây, tàu dù ngon đến đâu cũng không thể có được hương vị đặc biệt của món ăn Việt bình dân mà vô giá như món nem Phùng.
Nem phùng Đan Phượng từ thế hệ này qua thế hệ khác luôn đặt tiêu chí “nguyên liệu phải sạch sẽ, tươi ngon”, không có những nguyên liệu đảm bảo tươi ngon và sạch sẽ chắc chắn rằng không có thương hiệu nem phùng nổi tiếng tại đất Hà thành hôm nay.
Nem phùng Thái Cam nổi tiếng đất Đan Phượng
Ăn nem phùng và cảm nhận, thực khách sẽ thấy vị bùi bùi ngầy ngậy của thịt, vị đậm đà của gia vị, vị giòn giòn thơm thơm của bì lợn thái và đôi chút tê tê đầu lưỡi khi chấm cùng với tương ớt lúc dùng. Thực khách sẽ ngẫm ra rằng hai câu thơ: "Nem phùng ăn với lá sung/ Cho người tứ xứ nhớ nhung một thời" như lời tâm tình dạt dào mà bình dị của người dân Đan Phượng.
                                                                                                                                           Theo Edaily.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét